Núi Phú Sĩ hay còn gọi với cái tên khác là Fuji là ngọn núi biểu tượng của Đất nước mặt trời mọc . Đây cũng là ngọn núi cao nhất, ngọn núi thánh ở xứ Phù Tang . Một trong số ít các ngọn núi trên thế giới được tổ chức Unessco công nhận di sản văn hóa thế giới từ năm 2013.

Núi Phú Sĩ có độ cao là 3776,24m so với mực nước biển và ngọn núi này cách Tokyo khoảng 100km về phía Tây Nam. Ngọn núi nằm trên hai tỉnh : Yamanashi và Shinzuoka ,

đây là một ngọn núi lửa dạng tầng và đã gần như ngưng hoạt động, bởi vậy việc tham quan núi Phú Sĩ rất an toàn và lần hoạt động cuối cùng của núi Phú Sĩ được ghi nhận là vào năm 1707 đầu thế kỉ 18 – tức khoảng hơn 300 năm trước.

Núi Phú Sĩ được hình thành thành sau bốn giai đoạn hoạt động khác nhau. Lần đầu tiên cách đây hàng chục vạn năm, núi được bồi đắp từ độ cao chỉ khoảng 2000 m so với mực nước biển cho đến bây giờ đã lên đến độ cao ấn tượng nhất Nhật Bản 3776m. Mỗi lần như vậy lại có một tầng núi lửa mới được xếp chồng lên nhau với cấu trúc hình nón đặc biệt. Có một đặc điểm khác biệt với các ngọn núi trên thế giới đó là ngắm núi Phú Sĩ bất từ góc nào đều có hình giống nhau, đó là “ Hình nón”

Ngoài nét đặc biệt đó, cùng Vietworld Travel tìm hiểm 9 điều đặc biệt khác mà có thể bạn chưa biết về núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ chụp từ làng cổ Oshino Hakkai

1.Núi Phú Sĩ linh thiêng mà bất kỳ người Nhật nào cũng mong muốn “ Đăng Sơn” một lần trong đời

Thứ nhất Phú Sĩ, thứ nhì đại bàng, thứ ba cà tím. Theo quan điểm của người Nhật Bản nếu mà trong năm mới bạn mơ thấy 3 điều này thì bạn sẽ có một năm ngập tràn may mắn và thịnh vượng. Trong đó điều may mắn nhất là mơ thấy núi Phú Sĩ. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì trong Tiếng nhật, núi Phú Sĩ hùng vĩ có phát âm giống với từ bất tử, nên có ý nghĩa là “trường thọ”.Thứ hai là đại bàng, đại bàng vẫn luôn được mệnh danh là chúa tể của bầu trời, biểu tượng của sức mạnh, biểu tượng của chiến thắng. Và thứ ba là cà tím. Nếu dịch sang tiếng Việt của chúng ta thì nghe có chút buồn cười tuy nhiên trong Tiếng Nhật cà tím phát âm gần giống từ thành tựu, có nghĩa là sẽ đạt được nhiều thành công. Do đó người Nhật nào cũng đều mong muốn lên đỉnh núi Phú Sĩ “ Đăng Sơn 01 lần trong đời

Ước tính hằng năm có hàng triệu người tới thăm và khoảng 300.000 lượt người leo lên núi Phú Sĩ và trong số này có tới 1/3 số người là những người nước ngoài.

Hành trình leo núi thường mất khoảng từ 3-7 tiếng, trong khi hành trình xuống núi thì nhanh hơn chỉ mất khoảng 2-5 tiếng. Vì ngọn núi này cao nên đường đi phải chia thành các trạm khác nhau. Du khách hay các nhà leo núi rất thích leo núi Phú Sĩ vào ban đêm bởi vì khi lên đến đỉnh, họ sẽ được chiêm ngưỡng giây phút mặt trời mọc vào buổi sớm mai. Vì lượng người leo núi rất đông nên hàng năm lượng rác thải dọc đường trên núi Phú Sĩ cũng rất lớn. Dù vậy, Phú Sĩ vẫn là một cuộc hành trình hấp dẫn.

Núi Phú Sĩ mùa lá vàng - lá đỏ
Colorful Autumn Season and Mountain Fuji with morning fog and red leaves at lake Kawaguchiko is one of the best places in Japan

2. Núi Phú Sĩ Thuộc sở hữu của cả tư nhân

Phần đất từ trạm thứ 1 tới trạm thứ 7 của núi Phú Sĩ là thuộc đất sở hữu của nhà nước nhưng từ trạm thứ 8 trở lên là phần đất tư nhân thuộc sở hữu của một ngôi đền có tên là Fujisan Hongu Sengen Taisha – ngôi đền được xây dựng nhằm xoa dịu vị thần núi giận dữ. Ngôi đền thờ thần Asama-no-okami – vị thần được cho là có khả năng chế ngự những đợt phun trào núi lửa. Ngôi đền này là biểu tượng của vùng và là đền thờ chính của hơn 1.300 ngôi đền Sengen ở Nhật Bản trong hơn 11 thế kỷ.

3. Bất kỳ ai cũng có thể tổ chức lễ cưới tại đỉnh Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ nổi tiếng như vậy thì bạn có thể tổ chức lễ cưới của mình ở đây hay không ? Và câu trả lời là có, bất cứ ai đều có thể tổ chức hôn lễ ở đền Fujisan Hongu Sengen Taisha, nhưng vì ngôi đền này không lớn nên bạn chỉ có thể tổ chức lễ cưới với quy mô nhỏ khoảng 10 người. Và điều đặc biệt là cả cô dâu chú rể và cả những người tham dự lễ cưới sẽ phải tự mình leo lên núi Phú Sĩ. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với những người tham dự lễ cưới đặc biệt là cô dâu chú rể. Người ta quan niệm rằng trải qua hành trình như vậy thì cuộc sống sau hôn nhân mới gắn bó bền chặt và nếu bạn tổ chức đám cưới tại đây thì bạn cần phải đăng ký hoàn tất thủ tục với ban tổ chức đền trước ít nhất là 3 tháng. Chi phí ban đầu để làm lễ cầu nguyện ở đền khoảng 5 vạn Yên cộng thêm tiền quyên góp tùy tâm của bạn. Trung bình mỗi năm có khoảng ba đợt tổ chức lễ cưới trong các buổi leo núi. Và còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được leo núi Phú Sĩ vừa được tổ chức lễ cưới tại đây vừa có những bức ảnh đẹp tuyệt vời. Đây là một kỷ niệm trọn đời khó quên với bất kỳ ai.

Núi Phú Sĩ mùa hoa anh đào

4. Bạn đã biết đến NÚI PHÚ SĨ ĐỎ , NÚI PHÚ SĨ NGỌC TRAI?

Điều ấn tượng tiếp theo liên quan đến núi Phú Sĩ đó là Phú Sĩ đỏ, kim cương Phú Sĩ hay Phú Sĩ ngọc trai. Trong đó Phú Sĩ đỏ là hiện tượng xảy ra vào thời điểm bình minh từ cuối mùa hè cho đến đầu mùa thu. Khi đó, ánh nắng mặt trời lúc bình minh sẽ chiếu vào khiến cho ngọn núi có vẻ như chuyển sang màu đỏ. Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như thời tiết, mây, sương mù, cũng như vị trí của mặt trời buổi sáng. Do đó người ta nói rằng, nếu ai có thể chiêm ngưỡng cảnh này thì chắc chắn là một người gặp rất nhiều may mắn. Bởi theo quan điểm của người phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

 Kim cương Phú Sĩ

Là một hiện tượng quang học tự nhiên được hình thành vào khoảnh khắc mặt trời mọc hoặc lặn trùng với đỉnh núi Phú Sĩ. Nhìn từ xa, hiện tượng này giống như một viên kim cương đang tỏa sáng ở trên đỉnh núi Phú Sĩ. Đây là một cảnh tượng vô cùng đắt giá mà không phải lúc nào bạn cũng được nhìn thấy vì liên quan đến quỹ đạo quay của mặt trời, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như thời gian trong năm.

Phú Sĩ ngọc trai

Khi trăng tròn đúng ở vị trí núi Phú Sĩ thì nhìn từ xa mặt trăng giống như một viên ngọc trai khổng lồ đang tỏa sáng lấp lánh và khi đó người ta gọi là Phú Sĩ ngọc trai. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy cảnh tượng này khi có những ngày bầu trời quang đãng hoặc thời điểm trăng tròn ở trong mùa thu. Nếu vào mùa mưa hoặc khi không khí không có nhiều mây mù, rất khó để bạn có thể nhìn thấy Phú Sĩ ngọc trai. Dù vậy thì trên thực tế, hiện tượng này chỉ xảy ra một vài lần trong năm. Do đó, cũng phải rất may mắn bạn mới có thể chiêm ngưỡng những hiện tượng mà người Nhật Bản đã đưa vào những câu chuyện thần bí và thú vị như vậy.

5. Núi Phú Sĩ có tên khác là “ Núi bất tử”

Núi Phú Sĩ trong tiếng Nhật Bản là Fujisan có cách đọc gần giống với Fuji có nghĩa là bất tử nên người ta gọi đây là ngọn núi bất tử. Từ xa xưa đã tồn tại truyền thuyết về sự bất tử của ngọn núi thiêng này. Có một câu chuyện của Nhật Bản kể về chuyện “ông lão đốn tre” hay đôi khi còn gọi là “nàng tiên trong ống tre”. Chuyện kể về một cô công chúa xinh đẹp được sinh ra từ ống tre, cô đã từ chối lời cầu hôn của Thiên hoàng và quay trở về mặt trăng nơi mình sinh ra. Thiên hoàng sau đó vì quá đau buồn đã sai binh lính đem đốt thuốc trường sinh công chúa tặng ở trên đỉnh núi Phú Sĩ, từ đó ngọn núi này được biết đến với cái tên núi bất tử.

Hồ Kawaguchi- Một trong ngũ hồ dưới chân núi Phú Sĩ

6. Xung quan núi Phú Sĩ có 05 hồ lớn hay còn gọi là Phú Sĩ Ngũ Hồ

Phú Sĩ Ngũ Hồ là tên gọi chung của năm hồ nước ngọt lớn ở chân núi Phú Sĩ, thuộc địa phận tỉnh Yamanashi. Năm hồ nước này xếp theo vị trí của chúng từ Tây qua Bắc sang Đông lần lượt là: Motosu, Shōji, Sai, Kawaguchi, và Yamanaka. Cả năm hồ đều được hình thành do núi lửa Phú Sĩ hoạt động mà tạo ra. Phú Sĩ Ngũ Hồ là một phần của Vườn quốc gia Fuji-Hakone-Izu. Khu vực này cũng có một địa danh mà du khách khi tới thăm Phú Sĩ cũng không thể bỏ qua, đó là làng Oshino Hakkai. Từ lâu thì làng cổ Oshino Hakkai – nơi sở hữu nét kiến trúc đậm chất Nhật Bản xa xưa, đã nổi tiếng với cảnh quan yên ả, giản dị mang đến cảm giác rất thanh bình. Đến đây du khách sẽ thấy ngay nhiều ao hồ cùng các mảng xanh cực kỳ mát mẻ, xa xa là các ngôi nhà được lợp bằng các loại cỏ cực kỳ đặc biệt.

7. Miệng núi Phú Sĩ rộng bằng một sân vận động bóng đá tiêu chuẩn

Nếu chỉ nhìn qua ảnh, có thể bạn thấy Núi Phú Sĩ trông cũng bình thường như bao ngọn núi khác. Tuy nhiên, những con số dưới đây sẽ làm bạn bất ngờ. Miệng núi lửa chính của núi Phú Sĩ có đường kính 780 m và sâu 240 m. Đáy của miệng hố có đường kính 100–130 m – tương đương chiều dài mặt sân của một sân vận động bóng đá theo tiêu chuẩn. Hãy tưởng tượng miệng núi Phú Sĩ với như một chiếc phễu, phần đáy phễu có đường kính là chiều dài của một sân bóng đá, và phần miệng trên cùng của phễu có đường kính gấp gần 8 lần, tức bằng chiều dài của 8 sân bóng đá cộng lại. Thật hùng vĩ phải không nào?

Hãy cùng Vietworld Travel trải nghiệm khám phá các điểm du lịch nổi tiếng Nhật Bản với đang dạng các loại hình tour : Tour Nhật Bản hành trình vàng 6 ngày 5 đêm, Tour Tokyo Phú Sĩ, Tour du lịch Hokkaido…..