Kinh nghiệm xin visa thăm thân Nhật Bản giúp các bạn chuẩn bi hồ sơ đầy đủ nhất. Đây là những tổng hợp chi tiết được hướng dẫn từ đại sứ quán cũng như tổng kết kinh nghiệm của hàng ngàn ứng viên apply xin visa thăm thân Nhật Bản
Để giúp bạn “dễ hiểu” hơn khi làm visa dạng này, Vietworld Travel sẽ tổng hợp tất cả thông tin bạn cần biết về thủ tục xin visa đi Nhật thăm thân nhân trong bài viết dưới đây.
► Thời hạn visa: 90 ngày.
► Số lần nhập cảnh: 1 lần.
► Thời gian nộp hồ sơ visa Nhật Bản: 8:30 – 11:30 (thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày nghỉ).
► Thời gian nhận kết quả visa Nhật Bản: 13:30 – 16:45 (thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày nghỉ).
a. Chứng minh thân nhân
– Hộ chiếu (còn hạn 6 tháng tính từ ngày khởi hành)
– Tờ khai xin visa Nhật Bản (ghi rõ ngày xin visa & có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)
– 01 ảnh 4,5 x 4,5 cm
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, bản sao Sổ hộ khẩu)
b. Chứng minh công việc
Nếu là Nhân viên đang đi làm:
– Hợp đồng lao động / Quyết định bổ nhiệm
– Bảng lương 3 tháng gần nhất/sao kê tài khoản nhận lương 3 tháng gần nhất.
– Đơn xin nghỉ phép để đi thăm thân.
Nếu là chủ doanh nghiệp/Hộ kinh doanh
– Đăng ký kinh doanh
– Tờ khai thuế/giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 3 tháng gần nhất.
Nếu đã về hưu
– Quyết định về hưu/thẻ hưu trí
– Tài khoản nhận hưu/sổ hưu thể hiện 3 tháng hưu trí gần nhất.
Nếu là học sinh/sinh viên
– Thẻ học sinh/sinh viên
– Đơn xin nghỉ phép thăm thân (Nếu đang trong kỳ nghỉ thì không cần thiết)
c. Chứng minh tài chính
– Photo Sổ tiết kiệm + Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng trị giá trên 150.000.000 VNĐ (mỗi người)
– Sao y sổ đỏ và giấy tờ xe ô tô (nếu có)
d.Booking vé máy bay/khách sạn
– Có thể lên Agoda/Booking để đặt trước khách sạn (nếu ở nhà người thân thì không cần)
– Cần có xác nhận booking vé máy bay theo lịch trình dự kiến (Không nên xuất vé khi chưa có visa)
– Giấy lý do mời
– Bản sao hộ tịch (nếu người mời hoặc vợ/chồng là người Nhật Bản)
► Nếu người bảo lãnh chịu chi phí ở Nhật Bản, cần cung cấp thêm:
– Giấy chứng nhận bảo lãnh (mẫu theo file đính kèm)
– Một trong những giấy tờ sau liên quan đến người bảo lãnh (Giấy chứng nhận thu nhập / Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng / Bản sao Giấy đăng ký nộp thuế / Giấy chứng nhận nộp thuế có ghi rõ tổng thu nhập, do cơ quan hành chính của Nhật Bản cấp).
– Phiếu công dân (bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)
► Nếu người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, cung cấp:
– Bản copy mặt trước và sau của “Thẻ lưu trú còn hiệu lực” (Thẻ đăng ký người nước ngoài);
– Bản copy Hộ chiếu (trang ảnh và trang visa) thay cho Phiếu công dân;
Lưu ý:
1. Đến địa điểm nộp hồ sơ xin visa thăm thân Nhật Bản
► Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam nộp hồ sơ tại:
► Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc nộp hồ sơ tại:
► Các bước nộp hồ sơ xin visa thăm thân Nhật Bản lần lượt như sau:
► Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ 8:30 đến 11:30 các sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ).
Trung bình 1 ngày vào mùa cao điểm, Đại sứ quán Nhật có thể nhận và xét duyệt đến gần 200 hồ sơ. Nếu bạn không có thời gian để đến các cơ quan này và xếp hàng chờ đợi, hãy nhờ dịch vụ xin visa Nhật để được hỗ trợ nhé.
2. Nhận kết quả visa Nhật Bản
Thời gian xét duyệt hồ sơ thông thường là 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Nhưng có một số trường hợp thời gian xét duyệt kéo dài trên 5 ngày.
Đến ngày nhận kết quả, bạn mang theo Biên nhận hồ sơ đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán để nhận kết quả.
Một số lưu ý:
Để tránh việc lỡ dở lịch trình vì trượt visa Nhật Bản, hãy đảm bảo tỷ lệ đậu visa là cao nhất bằng cách liên hệ với Vietworld ngay từ đầu để nhận tư vấn, hỗ trợ tận tình và chuẩn xác nhất.