Bàn Môn Điếm là nơi Hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên được ký kết vào năm 1953. Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì hiệp định hòa bình chưa bao giờ được ký kết.
Tại sao lại gọi là DMZ?
DMZ là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “ Demilitarised Zone” Nơi đây là ranh giới phi quân sự “ Không có hiện diện của Quân Đội và các vũ khi hạng nặng. DMZ bán Đảo Triều Tiên nằm trên vĩ tuyến 38 rộng 4 km và dài 250. Nơi đây được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton mô tả là “nơi đáng sợ nhất trên Trái đất”.
Giới thiệu về Bàn Môn Điếm
Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) là nơi được ghé thăm nhiều nhất của DMZ. Các Tour du lịch Triều Tiên có lịch trình từ thủ đô Bình Nhưỡng tới khu vực an ninh chung ( DMZ. Tới đây, du khách sẽ có cơ hội nhìn thấy đường phân chia từ “phía bên kia” và nghe phiên bản Chiến tranh Triều Tiên của Triều Tiên.
Vị trí của Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự DMZ phía Triều Tiên. Bàn Môn Điếm nằm cách Bình Nhưỡng 168 km về phía nam và chỉ cách thành phố Kaesong 8 km. Du khách sẽ mất khoảng 3h di chuyển bằng ô tô từ Thủ Đô Bình Nhưỡng. Trên đường du khách có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của nông thôn Triều Tiên. Với an ninh được siết chặt , cứ khoảng 50km sẽ có một check-point do quân đội kiểm soát.
Hướng dẫn tham quan Bàn Môn Điếm
Sau quãng thời gian di chuyển từ Bình Nhưỡng. Du khách tới điểm đầu tiên làm các thủ tục check in vào khu vực DMZ. Mọi du khách sẽ phải xuống xe ô tô sau đo làm các thủ tục đăng ký, xếp hàng, kiểm tra an ninh. Xe ô tô du lịch sẽ đợi du khách ở phía sau cửa an ninh.
Sau các thủ tục an ninh, du khách sẽ lên lại xe ô tô với sự hướng dẫn của 1-2 sĩ quan quân đội Triều Tiên. Họ cũng là Hướng dẫn viên tại điểm cho du khách trong khu vực DMZ nói chung và Bàn Môn Điếm nói riêng. Xe di chuyển khoảng 1km sẽ tới khu vực Đàm Môn Điếm. Du khách sẽ bách bộ khoảng 500m vào bên trong.
Đầu tiên trong Bàn Môn Điếm là Bảo tàng Hòa bình – nơi diễn ra các cuộc đàm phán trong chiến tranh.
Tiếp theo là “ Bàn Hoà Bình” nơi diễn ra các cuộc đàm phán giữa CHDCND Triều Tiên và các lực lượng do Hoa Kỳ dẫn đầu. Nơi đây trưng bày các hiện vật phục vụ cho việc đàm phán trong thời gian 1950-1953. Đặc biệt, nơi đây còn giữ lại nguyên bản chiếc bàn đàm phán giữ hai bên.
Tiếp theo là bảo tàng nơi hiệp định đình chiến được ký kết. Du khách có thể thấy lá cờ Liên Hiệp Quốc ban đầu được sử dụng cũng như các hình ảnh và vũ khí liên quan đến Bàn Môn Điếm
“Phòng đình chiến” là điểm tham quan tiếp tiếp theo trong khu vực Bàn Môn Điếm. Nó được xây dựng chỉ trong 5 ngày bởi người Triều Tiên từ chối ký hiệp định đình chiến trong một căn lều tạm thời theo đề nghị của Mỹ. Hội trường này rộng 900 mét vuông và là nơi cuối cùng hiệp định đình chiến được ký kết. Lá cờ Liên hợp quốc nguyên bản, bàn ghế được sử dụng đều được bảo quản trong hội trường này.
Bán đảo Triều Tiên chứng kiến cuộc xung đột vũ trang đầu tiên trong Chiến tranh Lạnh, có sự tham gia của quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc, Mỹ, Liên hợp quốc và Trung Quốc. Hiệp ước hòa bình giữa miền Bắc và miền Nam vẫn chưa được ký kết khiến cuộc xung đột này kéo dài hơn nguồn gốc của nó.
Tượng đài chữ ký của Chủ tịch Kim Nhật Thành
Sau khi tham quan khu vực Bàn Môn Điếm, Du khách sẽ quay lại xe buýt và tiếp tục chuyến tham quan. Điểm dừng chân đầu tiên ở đây chính là Đài tưởng niệm bút tích của Chủ tịch Kim Nhật Thành. Người hướng dẫn binh sĩ sẽ giải thích rằng chữ ký này là bản sao chữ ký cuối cùng của Chủ tịch Kim Il Sung, nơi ông bày tỏ mong muốn thống nhất hai miền Triều Tiên.
Tháp Bàn Môn Điếm ( Panmun Pavilion)
Kết thúc tham quan Tượng Đài, Du khách sẽ được hướng dẫn lên tầng 2 của Tháp Bàn Môn Điếm ( Panmun Pavilion). Tòa nhà đối diện với các phòng đàm phán, để có cái nhìn rõ ràng về Đường phân giới quân sự. Đây là địa điểm có thể quan sát toàn bộ khu vực Bàn Môn Điếm cũng như đường ranh giới, nhà làm việc chung của quân đội Mỹ, Hàn Quốc & Triều Tiên. Nó được xây dựng vào năm 1969. Ở Hàn Quốc, họ có Ngôi nhà Tự do.
Rất tiếc là do dịch Covid và căng thẳng leo thang giữa hai miền Triều Tiên nên từ đầu năm 2020 đến nay. Khu vực DMZ và Bàn Môn Điếm vẫn chưa mở cửa lại cho khách du lịch vào tham quan. Hy vọng trong thời gian tới chính phủ Triều Tiên mở lại Du lịch & khu DMZ để du khách Việt Nam cũng như thế giới có cơ hội tham quan một trong những đất nước bí ẩn nhất thế giới.
Vietworld Travel sẽ tiếp tục cập nhật về du lịch Triều Tiên sớm nhất qua Facebook Fanpge